Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Diễn Đàn Biển Đông
Biển Đông - Chiến trường mới của chủ nghĩa dân tộc châu Á
Sự vắng mặt của Tổng thống Mỹ Barack Obama tại một loạt cuộc họp cấp cao diễn ra tại Đông Nam Á đầu tháng 10 đã tạo cơ hội để Trung Quốc tự do hành động với các vấn đề của khu vực.

 


Nổi bật trong những vấn đề quan trọng nhất của khu vực vẫn là điểm nóng tranh chấp biển Đông, nơi các nước có quyền lợi đang đấu trí quyết liệt, đồng thời cùng là nơi các cường quốc dồn sức tranh giành ảnh hưởng.

 

Trung Quốc thực sự thay đổi thái độ?

 

Tại châu Á đã có những tiếng nói bày tỏ sự lo lắng đối với chiến lược "chuyển hướng" sang châu Á-Thái Bình Dương của chính quyền Tổng thống Obama, một yếu tố tạo đối trọng với các tham vọng của Trung Quốc. Về phần mình, Trung Quốc tỏ vẻ khoan hòa và mong muốn thúc đẩy hợp tác kinh tế trên mọi phương diện. Bắc Kinh cam kết tăng cường hội nhập thương mại với các nước Đông Nam Á và nâng gấp đôi mức trao đổi thương mại với các nước trong khu vực từ nay đến năm 2020. Còn các vấn đề lãnh thổ? Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã tuyên bố tại Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-ASEAN tại Bandar Seri Begawan (Brunei): "Chúng ta cần cùng nhau làm việc để biến biển Đông thành một vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác". 

 

Ông Jean-Pierre Cabestan, một chuyên gia nghiên cứu thuộc ĐH Hồng Kông nhận xét, cuộc tấn công ngoại giao của Thủ tướng Lý Khắc Cường cho thấy, Bắc Kinh đang thay đổi chiến lược: "Có một thiện chí hòa dịu từ phía Trung Quốc. Không biết có phải là tạm thời hay không, nhưng tôi tin rằng Trung Quốc đã ý thức được các tác dụng phụ của cách tiếp cận hung hăng quá đà ngoài biển Đông mà họ áp dụng tới nay. Người ta đã lưu ý thấy các cuộc tranh luận ở Trung Quốc, trong giới nghiên cứu, kể cả ở trường Đảng Trung ương và trong các nhóm chính thức, về cái giá của thái độ hung hăng này". Theo  ông Cabestan, cứ mỗi lần tham dự các diễn đàn kiểu này, Trung Quốc đều chơi chiêu bài như vậy. Các nước liên quan sẽ không tin lời hứa của Trung Quốc là thật, đặc biệt là Indonesia, quốc gia có trọng lượng ở ASEAN và có những tham vọng địa chính trị riêng. Tất cả vấn đề là ở chỗ đợi xem Trung Quốc có thiện chí với các cuộc thảo luận về Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông như Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã nêu tại Bandar Seri Begawan hay không. 

 

Sau một thời gian dài tranh luận về chủ đề này, Bắc Kinh lần đầu tiên – tại một cuộc họp với ASEAN ở Túc Châu ngày 15-9 – đã chấp nhận Bộ quy tắc ứng xử là một phần nghị sự trong các cuộc gặp chính thức giữa quan chức cấp cao Trung Quốc và những người đồng nhiệm ASEAN, cho phép bảo đảm tính liên tục trong các cuộc thảo luận và các tham vấn chính thức.

 

Chiến trường mới

 

Các khu vực trên biển Đông đã thực sự trở thành một chiến trường đối đầu của các chủ nghĩa dân tộc châu Á và là nơi các mối căng thẳng không ngừng gia tăng trong những năm gần đây. Tham vọng xây dựng một lực lượng hải quân biển xa đang thúc đẩy Trung Quốc phá vỡ vòng vây vật chất và chiến lược được tạo thành từ chuỗi đảo nằm ven biển gần và từ các đồng minh hoặc các nước thân cận với Mỹ. 

 

Sự khan hiếm các nguồn hải sản hoặc những sự tước đoạt và tình cảm tích tụ của các nhân tố khu vực nằm trong quỹ đạo của Bắc Kinh là một nguồn gây xung đột thường trực. Đó là chưa kể tới cuộc chạy đua vũ trang ở cấp độ lực lượng hải quân và sự phát triển mạnh mẽ các khả năng triển khai sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Ông Andrew S. Erickson, một chuyên gia nghiên cứu về hải quân Trung Quốc thuộc trường Chiến tranh Hải quân Rhode Island (Mỹ), từng lưu ý trên tạp chí "The Diplomat" hồi tháng 3-2013 rằng: "Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) ngày càng có nhiều nguồn lực, khả năng và sự bảo đảm hơn để giá trị hóa các lợi ích của Trung Quốc trên vành đai mà Bắc Kinh yêu sách, đặc biệt tại các vùng biển gần". 

 

Theo quan điểm trắng trợn của Trung Quốc, mọi vấn đề chủ quyền đều không thể đàm phán và Bắc Kinh muốn giành lại "các quyền lịch sử" đối với một vùng lãnh hải mênh mông ở biển Đông. Như vậy, vùng lãnh hải này sẽ bao gồm biển Hoa Đông, nơi có các hòn đảo không người sinh sống trên quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) mà Nhật Bản quản lý từ năm 1972; hoặc ở biển Đông, một vùng rộng lớn hình thành theo “đường lưỡi bò,” được ấn định bởi cái mà người Trung Quốc gọi "đường chín đoạn", bao gồm 3 quần đảo và dải đá ngầm lớn. Trung Quốc hiện đang kiểm soát thực tế một phần, chẳng hạn quần đảo Hoàng Sa, nhưng đang muốn ăn cướp toàn bộ bất chấp các nước ven biển khác, trước hết gồm Việt Nam và Philippines, tiếp đến là Brunei, Malaysia và Indonesia. Tất nhiên, các nước có quyền lợi không dễ dàng chấp nhận cho Trung Quốc tự tung tự tác. Các nước này liên tục phản đối và bày tỏ quan ngại về những hành động hung hăng và gây bất ổn khu vực của Trung Quốc. Nổi bật là vụ Philippines kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế của LHQ.

 

Chiến lược hai mặt của Bắc Kinh

 

Cho đến nay, Bắc Kinh đang triển khai một chiến lược hai mặt. Đối với các nước láng giềng và các đối thủ, Trung Quốc dựa vào cái mà nhà nghiên cứu Stephanie Kleine-Ahlbrandt (Nhóm Nghiên cứu khủng hoảng Quốc tế - ICG) mô tả là "phản ứng quyết đoán," có nghĩa là nắm bắt cơ hội từ khủng hoảng để đảo ngược nguyên trạng sao cho có lợi. Đó là trường hợp Trung Quốc đã làm với Nhật Bản sau khi Tokyo tiến hành quốc hữu hóa, tháng 9-2012, quần đảo Senkaku vốn thuộc quyền sở hữu của một điền chủ Nhật Bản. Bắc Kinh đã lập tức chính thức yêu cầu LHQ công nhận Điếu Ngư thuộc chủ quyền của Trung Quốc, sau đó ra lệnh cho các lực lượng tuần duyên của mình xâm nhập sâu và hầu như hàng ngày vào các vùng lãnh hải của Nhật Bản. 

Theo Kleine-Ahlbrandt, Bắc Kinh đang tìm mọi cách áp đặt một hiện trạng mới, đó là ý đồ đồng quản lý các hòn đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ở biển Đông, năm 2012, Bắc Kinh lấy cớ Philippines khám xét tàu thuyền của các ngư dân Trung Quốc để giành quyền kiểm soát thực tế đảo Hoàng Nham (bãi đá cạn Scarborough) bằng các tàu riêng của mình. "Vùng biển" mà Bắc Kinh đòi chủ quyền ở biển Đông là rất có vấn đề nếu chiểu theo các điều khoản trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 mà Trung Quốc phê chuẩn năm 1996. Một cách khái quát, việc sở hữu đầy đủ các hòn đảo và bãi cạn liên quan có thể dẫn tới việc thiết lập các vùng đặc quyền kinh tế quan trọng, nhưng trong mọi trường hợp đều không phải là một vùng biển gần quy mô lớn như Bắc Kinh ngang ngược tự nhận là "lãnh hải của Trung Quốc". 

 

Mặt khác, Trung Quốc đã cho xây dựng cả một cơ sở tư pháp và hành chính hỗn hợp để làm chỗ dựa cho các yêu sách chủ quyền của mình. Tháng 7-2012, Trung Quốc đã thành lập cái gọi là TP Tam Sa ở Hoàng Sa và dựng lên ở đây một trạm đồn trú của quân đội. Tam Sa được trao thẩm quyền quản lý đối với một vùng lãnh hải nằm bên trong "đường chín đoạn," gồm Trường Sa và bãi ngầm Macclesfield (Trung Sa) hiện đang chịu một phần kiểm soát của các nước Đông Nam Á. Tỉnh Hải Nam mà Tam Sa trực thuộc cũng ngang nhiên ban hành một bộ luật ủy quyền cho các đơn vị tuần duyên khám xét trên một vùng biển rộng lớn các tàu thuyền "không tôn trọng các quy định" – chẳng hạn các ngư dân nước ngoài đi vào vùng mà Trung Quốc ngang ngược coi là đặc quyền kinh tế của họ.

 

Sự không rõ ràng về lãnh hải của Trung Quốc đã gắn chặt với tư duy nạn nhân hóa phức tạp – trước các cựu thực dân, trong đó có Nhật Bản và cả các cường quốc châu Âu thông qua đường biển – và với sự bao vây cũng như "trò chơi đồng minh" của Mỹ. Đó là chiến lược "chuyển hướng" sang châu Á–Thái Bình Dương mà Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã đề cập lần đầu tiên vào tháng 11-2011. Chiến lược này đã liên tục bị Bắc Kinh chỉ trích kịch liệt là âm mưu "ngăn chặn Trung Quốc," tóm lại là một thách thức công khai đối với chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc cho dù Bắc Kinh không thể gọi rõ tên. 

 

Chiến lược của Mỹ đã "khích lệ và tăng cường" nhu cầu của các nước châu Á về mặt an ninh. Đây chính là quan điểm – được nêu trên diễn đàn "Thời báo Hoàn cầu" tháng 3-2013 – của Lưu A Minh, chuyên gia nghiên cứu thuộc Viện khoa học xã hội Thượng Hải: "Mỹ đã khai thác nhu cầu hoặc sự lo ngại về an ninh của các nước châu Á trong một ý tưởng rằng các nước này sẽ phục vụ cho chiến lược riêng của Mỹ, trong khi sự trỗi dậy của Trung Quốc lại trở thành sự bao biện cho việc theo đuổi một chiến lược như vậy".

 

Bắc Kinh đã dựng lên một hàng rào rất cao và mọi nhượng bộ của giới lãnh đạo đối với phạm vi chủ quyền trên biển đều đẩy họ hứng chịu búa rìu của dư luận Trung Quốc. Công cuộc tái chinh phục vùng ảnh hưởng tại châu Á–Thái Bình Dương chắc chắn là một dự án dài hạn đối với Trung Quốc. Nếu muốn gạt bỏ thách thức, Mỹ buộc phải tránh bị gạt ra rìa trên lĩnh vực kinh tế và phải chứng tỏ được mình tại các hội nghị thượng đỉnh của khu vực.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng (03-05-2024)
    Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông (24-03-2024)
    ASEAN tái khẳng định lập trường về Biển Đông, Myanmar (29-01-2024)
    Tổng thống Philippines nói không muốn tìm kiếm rắc rối ở Biển Đông (29-09-2023)
    Bản đồ Trung Quốc vừa công bố xâm phạm chủ quyền của Việt Nam (31-08-2023)
    Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa (03-08-2023)
    Việt Nam và Trung Quốc đàm phán về vấn đề trên biển (07-07-2023)
    Bộ Ngoại giao lên tiếng về hoạt động của nhóm tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 (10-06-2023)
    NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT CHỨNG MINH TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM KHIẾN CẢ NƯỚC MỸ NGHIÊNG MÌNH THÁN PHỤC ! (07-06-2023)
    Đại sứ Việt Nam đề nghị 'nói đi đôi với làm' trong vấn đề Biển Đông (17-05-2023)
    3 chiến hạm Trung Quốc huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trên biển Hoa Đông (02-04-2023)
    Cảnh sát biển Philippines tăng cường hiện diện trên Biển Đông (06-02-2023)
    Mỹ phản ứng bất thường khi Trung Quốc tuyên bố xua đuổi tàu Mỹ ở Trường Sa (30-11-2022)
    Mỹ bác tuyên bố của Trung Quốc về xua tàu chiến khỏi Trường Sa (29-11-2022)
    Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa ra bờ biển phía Đông (29-09-2022)
    Yêu cầu theo dõi chặt chẽ, chủ động ứng phó ATNĐ, bão có thể xuất hiện trên Biển Đông (28-06-2022)
    Phản đối lệnh cấm đánh bắt cá phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông (04-05-2022)
    Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt quân sự hóa ở Biển Đông (07-04-2022)
    Tàu cá Quảng Ngãi suýt chìm trên vùng biển Hoàng Sa (07-04-2022)
    Đại sứ Nhật Bản: Không thể chấp nhận được mọi hành động vũ lực hoặc ép buộc ở Biển Đông (01-04-2022)

Các bài viết cũ:
    Nga không tin Trung Quốc, bán vũ khí hiện đại nhất cho Việt Nam, Ấn Độ (19-10-2013)
    Trung Quốc lập "con đường tơ lụa" trên Biển Đông (19-10-2013)
    EU tuyên bố có lợi ích sống còn ở Biển Đông (19-10-2013)
    Malaysia lập lính thủy đánh bộ đối phó Trung Quốc? (19-10-2013)
    Mỹ tăng cường khu trục mạnh nhất chống chiến lược của Trung Quốc (19-10-2013)
    Mỹ - Nhật quan hệ ngày càng thắm thiết (18-10-2013)
    Nhật sẽ "chẹn cổ" hải quân Trung Quốc ở Iwo Jima (18-10-2013)
    Mỹ bất ngờ để lộ kế hoạch gây chiến với Trung Quốc (18-10-2013)
    Hàn Quốc bán máy bay chiến đấu cho Philippines (18-10-2013)
    Ấn Độ công khai phản bác Trung Quốc (17-10-2013)
    Trung Quốc sốc nặng vì khu trục hạm toàn sử dụng thiết bị vệ tinh Nhật (17-10-2013)
    Trung-Nhật bí mật đàm phán về quần đảo tranh chấp (15-10-2013)
    Trung Quốc dồn dập tăng sức mạnh cho Hạm đội Nam Hải (14-10-2013)
    Đánh chìm 1 tàu sân bay Mỹ, Trung Quốc phải mất 40% hải quân (14-10-2013)
    Myanmar khó vững tay chèo lái ‘con thuyền’ ASEAN trên Biển Đông  (12-10-2013)
    Tàu hải quân Nhật Bản lần lượt thăm Myanmar, Campuchia với dụng ý gì?  (11-10-2013)
    Biển Đông vẫn vô định sau hàng loạt tuyên bố ‘ngoại giao’ (11-10-2013)
    "Không nên đơn phương đối phó với tham vọng lãnh thổ ở Biển Đông"  (11-10-2013)
    Hàn Quốc tố Trung Quốc xâm phạm khu vực tác chiến (10-10-2013)
    Nhật âm thầm đối phó chiến lược chống tiếp cận của TQ (10-10-2013)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153134324.